Những chiếc bánh to tròn, trắng mịn màng được làm từ bột thuần gạo tạo nên một hương vị đặc trưng và hấp dẫn - Bánh tráng Đại Lộc Hương Quảng
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015
Quán Bánh tráng cuốn thịt heo ngon Đà Nẵng
Tới Đà Nẵng ăn bánh tráng cuốn thịt heo là nhất đúng không cả nhà. Mình vừa ăn món này tại Quán Mậu. Tuyệt lắm nhé!
Quán này thịt siêu nhiều, bánh đa ngon, bánh tráng cũng ngon. Mà thích nhất đương nhiên phải là món tương/ mắm cay thần thánh rồi. Món này giống món Bánh tráng Trảng Bàng của Sài Gòn, nhưng ngon hơn, vì mắm nêm của ĐN mặn mà, cay, và thơm hơn. Sống chết gì về Đà Nẵng cũng phải ăn món này. Đặc biệt là khi ăn cuốn thêm lớp mì lá ở trong, hơi cầu kì nhưng không có gì ngon bằng!
Phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn. Tuy nhiên đường đi hơi khó tìm. Mà không sao nhỉ? Muốn ăn ngon thì chịu khó chút thôi.
Quán Mậu - Bánh Tráng Thịt Heo
Địa chỉ: 35 Đỗ thúc Tịnh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Điện thoại: 0511 3 846 615
Email: tranvancuong148@gmail.com
Website: http://dacsandanangmau.com.vn
Giờ làm việc: 8.00am - 10.30pm
Giá trung bình: 60.000 - 150.000 đ
Tới Đà Nẵng nhớ ăn Bánh tráng cuốn thịt heo nhé!
Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7
Dù tất bật bận rộn như thế nào thì mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm tháng 7. Tùy vào vùng miền, văn hóa, thói quen mà mỗi nơi mâm cỗ có chút khác biệt. Nhưng tất cả đều chưa đựng tấm lòng thành của con cháu báo hiếu với ông bà tổ tiên, làm phúc cho những vong hồn không ai thờ cúng.
Tháng 7 này mọi người đi ra đường nhớ cẩn thận hơn nhé vì trong tháng cô hồn dễ gặp điều không may.
Chúc mọi người bình an, hạnh phúc!
Chúc mọi người bình an, hạnh phúc!
Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015
20 địa điểm ăn uống KHÔNG THỂ BỎ LỠ khi đến Đà Nẵng
Du khách một lần ghé thăm Đà Nẵng mong muốn được thưởng thức những món ngon nổi tiếng như: Bánh tráng cuốn thịt heo, Mỳ Quảng, Bánh xèo, Cao Lầu thì không nên bỏ lỡ 20 địa điểm ăn uống nức tiếng nơi đây.
1. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
2. Hải sản bà Thôi 1: 98,100,102 Lê Đình Dương – Hải Châu, ĐT: 05113 825 384; quán Hải Sản Bà Thôi 2: KDC Mở Rộng 2 – Đường Hoàng Sa – Sơn Trà, ĐT: 0905 055 511
3. Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
4. Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Ở đây có món nước chấm bánh xèo đặc biệt, rất đậm đà. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
5. Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai. Giá 15.000 – 20.000 VND/tô.
6. Mì Quảng số 1A Hải Phòng. Có nhiều loại: tôm, thịt heo, gà, trứng; Mì quảng bà Vị: 155 Trng Nữ Vương; Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 VND/tô
7. Bánh canh cá lóc Thanh Hương: 130 Lê Đình Dương; Bánh canh cá lóc Nhất Vang: 241 Hoàng Diệu; Bánh canh Minh Nguyệt: 8 Yên Bái; Bánh canh Nga: 193 Đống Đa. Giá: 20 – 25.000 VND/tô
8. Bánh nậm lọc, quán Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ
9. Cháo vịt Thanh Nhàn: 384 Phan Châu Trinh, quán bán từ chiều tối, giá 15.000 – 20.000 VND/tô
10. Cao lầu và cơm gà Hội An ở Đà Nẵng – Cơm gà Hồng Ngọc: 193 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng, giá từ 25.000 – 40.000 VND/phần; Ăn cao lầu tại 267 Thái Thị Bôi, Đà Nẵng (đường Hà Huy Tập quẹo vào), giá 20.000 VND/tô
11. Bánh tráng tương, báng tráng đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn; giá 3.000 – 5.000 VND/cái
12. Chè Hương: 288 Phan Châu Trinh; chè Xuân Trang: 31 Lê Duẩn, Q. Hải Châu; chè xoa xoa: 187 đường Hải Phòng – quận Hải Châu. Mỗi món giá 8.000 – 18.000 VND
13. Tré bà Đệ: 77 Hải Phòng, ĐT: (0511) 382 8067
14. Quán bún mắm nem tai – bún mắm Ngọc, địa chỉ: số 20 Đoàn Thị Điểm, Đà Nẵng. Giá: 15.000 – 17.00 VND
15. Quán nem lụi, bún thịt nướng… quán Xuân” địa chỉ 491 Hải Phòng, hoạt động cả ngày, giá 15.000 – 20.000 VND/tô, quán bán cả ngày.
16. Bún riêu: Quán 39 Lê Hồng Phong, quán Số 2 Yên Bái
17. Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc…) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
18. Bò kho 144 đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng, bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh (đường Âu Cơ, Q. Liên Chiểu).
19. Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
20. Bún bò Huế bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
Ai vào Đà Nẵng muốn ăn món ngon - giá rẻ thì có thể liên lạc với mình nhé. Mình sẵn lòng làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho mọi người.
Liên hệ FB: https://www.facebook.com/pages/Ba%CC%81nh-tra%CC%81ng-%C4%90a%CC%A3i-L%C3%B4%CC%A3c-H%C6%B0%C6%A1ng-Qua%CC%89ng/1108961139133358
Nhãn:
Bánh tráng cuốn thịt heo,
Bánh tráng Đại Lộc,
Bánh tráng Đại Lộc Hương Quảng,
Đặc sản Đà Nẵng,
Địa điểm ăn uống Đà Nẵng
Google Account Video Purchases
28 Điện Biên Phủ, Chính Gián, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng, Vietnam
Ai nói làm bánh tráng Đại Lộc không phải “Trông trời”?
Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, nói đến bánh tráng người ta sẽ nhắc ngay đến Bánh tráng Đại Lộc với hàng trăm lò bánh, cho ra hàng chục tấn bánh mỗi ngày, phân phối khắp các tỉnh, thành. Bánh tráng Đại Lộc ngon, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nhiều năm qua.
Một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bánh là thời tiết. Bánh tráng Đại Lộc phải được phơi vào những ngày nắng thì mới đạt được độ ngon, giòn, dẻo và hương vị hấp dẫn...Vì vậy, những ngày mưa dai dẳng trở thành nỗi lo của người dân làng nghề bánh tráng. Mỗi năm, miền Trung có 4 tháng cuối năm mưa thường xuyên.
Từ xưa đến nay, trong những tháng mưa đó, người làm bánh tráng phải sấy bánh thủ công bằng than hầm, tro trấu..., và cách sấy thủ công này đã trở thành truyền thống của các hộ làm bánh tráng tại Đại Lộc vào những ngày mưa. Dù trước đây đã từng thử nghiệm một lò sấy với công nghệ mới nhưng cuối cùng người dân vẫn quay về với phương pháp cũ.
Cách sấy thủ công có ưu điểm là sấy rất nhanh, chỉ mất 15 - 20 phút cho một mẻ bánh. Tuy nhiên, lại có rất nhiều nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường vì khói bụi, ảnh hưởng đến sức khỏe người làm bánh, chất lượng bánh giảm rõ rệt. Chi phí cho cách sấy này cũng nhiều, bình quân một hộ gia đình tốn khoảng 15 triệu đồng/năm để mua nhiên liệu, chưa kể thêm chi phí nhân công.
Tuy khó khăn như vậy nhưng những người con Đại Lộc luôn gắn bó với nghề truyền thống của quê hương để làm ra những chiếc bánh chất lượng gửi tới khách hàng khắp bốn phương.
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Người con xứ Quảng nhớ Bánh tráng Đại Lộc
Mình vừa sưa tập được một đoạn thơ của một người con xứ Quảng viết về quê hương mình. Những món ăn dân giã nhưng những người con xa quê luôn nhớ về. Cả nhà mình cùng đọc xem nhé:
Chiều nay mưa buồn rơi trên mái phố
Nơi đây xa xôi anh nhớ một phương trời
Mùa lạnh buốt buổi chiều mây trắng xóa
Anh nhớ quê mình, anh nhớ thương em
….
Anh nhớ quê mình, anh nhớ Quảng Nam
….
Nhớ chi lạ một tô mỳ Quảng
Trái bòn bon ngọt quá chừng chừng
Trái mít non thương nhớ cá chuồn
Mỳ quảng |
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015
Cách làm món Bánh Tráng Cuốn Thịt Heo Đà Nẵng ngon đúng điệu
Đà Nẵng nổi tiếng với món bánh tráng cuốn thịt heo. Ai tới đây cũng ao ước một lần ghé dùng thử. Ăn bánh tráng cuốn thịt heo khi đã ăn thì rất dễ bị "nghiện". Cả nhà mình có thể tự làm món ngon này ở nhà ăn, vô cùng Đơn giản - Dễ làm.
Nào cùng bắt đầu thôi!
Nguyên liệu: (cho 2 người ăn)
400gr thịt ba chỉ
1 bát con mắm nêm
3/4 quả dứa
1-2 quả dưa leo
Rau xà lách, húng lủi, rau răm, diếp cá (thêm rau gì tùy theo sở thích của bạn)
Muối, hạt nêm, ớt trái, đường, tỏi, chanh
Lá phở, mỳ lá hoặc bún tùy vào nơi bạn sống có loại nào
Có thể thêm khế hay chuối chát tùy ý bạn
Bước 1:
Thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 thìa cà phê muối và chút hạt nêm, đổ nước lạnh ngập mặt thịt rồi luộc thịt từ 10 - 13 phút thì tắt bếp tùy theo độ dày mỏng của miếng thịt.
Sau khi tắt bếp bạn vẫn đậy kín nắp nồi, thịt sẽ tiếp tục chín, không nên đun lâu thịt chín mềm, da không trong và không dai, mất ngon.
Đến khi nồi nước nguội bạn vớt thịt ra đĩa, thái lát vừa ăn.
Bước 2:
Giã nhuyễn tỏi, ớt.
Bằm nhuyễn 1/3 chỗ dứa, bạn có thể cho dứa vào máy sinh tố xay cho nhanh.
Trộn đều tỏi, ớt, dứa xay với mắm nêm. Vì có dứa đã ngọt nên bạn nêm 2 - 3 thìa cà phê đường. Tùy mỗi loại mắm mà bạn điều chỉnh lượng đường cho phù hợp, nêm mặn mặn ngọt ngọt rồi vắt vào mắm nêm vài giọt chanh, trộn đều.
Bước 3:
Dưa leo rửa sạch, bỏ hột, thái dạng que. Làm tương tự với chỗ dứa còn lại.
Rau xà lách, húng lủi, rau răm, diếp cá rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 4:
Khi ăn bạn xếp Bánh tráng Đại Lộc, Lá phở (Mỳ lá hoặc bún) và thịt ra đĩa, mắm nêm múc ra bát, rau, dứa, dưa leo để ra các đĩa riêng. Chuẩn bị 1 tô nước lọc để nhúng bánh tráng.
Bạn nhúng bánh tráng vào nước. Có thể nhúng 1 lần nhiều bánh vì Bánh tráng Đại Lộc nhúng nhiều cũng không sợ dính nhau. Nhưng khi ăn lại rất dẻo. Sau khi nhúng chờ khoảng gần 1 phút là có thể ăn được.
Bước 5:
Lấy 1 miếng bánh tráng đã nhúng, bên trên để lá phở, rau, dưa và một miếng thịt.
Cuộn tròn lại, chấm với mắm nêm.
Lưu ý: Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng phải ăn kèm với BÁNH TRÁNG ĐẠI LỘC mới giữ được hương vị của món ăn. Bánh tráng dẻo, dai, thơm mùi gạo mới.
Chúc các bạn một ngày cuối tuần vui vẻ với món bánh tráng cuốn thịt heo thật ngon cho cả nhà nhé!
Bánh tráng Đại Lộc - Nức lòng người Xứ Quảng
Ở Việt Nam, có thể nói địa phương nào cũng có bánh tráng. Bến Tre nổi tiếng với bánh tráng sữa, Bình Định có bánh tráng dừa, Tây Ninh có bánh tráng phơi sương,...Nhưng nhắc đến bánh tráng cuốn thì nhớ ngay đến Bánh tráng Đại Lộc Hương Quảng. Bánh tráng Đại Lộc đã trở thành một thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.
Người Đại Lộc thường dùng bánh tráng để làm quà. Trước khi đưa bánh đi xa, phải dùng vật nặng ép bánh xẹp xuống, tiện mang vác. Cồng kềnh là thế, nhưng khi về quê, nhiều Việt kiều vẫn thường mua bánh tráng mang đi. Ngay như trong Hội chợ Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội 10 năm của Quảng Nam vừa rồi, bánh tráng Đại Lộc bày ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, tự dưng cảm thấy vui vui và dậy lên một niềm tự hào...
Điều đặc biệt của bánh tráng cuốn Đại Lộc là nếu biết cách nhúng nước thì các miếng bánh không dính vào nhau, nhưng khi ăn lại dẻo "dính răng". Về hình thức, chiếc bánh tròn vành vạnh, trắng mịn màng, đều ri rí. Sau khi xay bột, người thợ tráng bánh dùng một cái rây có lỗ nhỏ li ti, lượt qua một bận, loại bỏ vỏ trấu lấm tấm, để bột bánh trắng mịn. Khi tráng phải nhanh tay quây cho đều, chậm một tí sẽ chỗ dày chỗ mỏng. Chiếc bánh mỏng mảnh nên khi phơi phải nhẹ nhàng, kẻo bánh rách bươm.
Trước đây, ở Đại Lộc, hầu như nhà nào cũng có dụng cụ tráng bánh và có thể tự tráng được theo kiểu "tay ngang". Chỉ cần có chiếc cối xay, vài tấm liếp tre, một cái nồi to có bịt khung vải, những lúc nông nhàn có thể tráng bánh để ăn lai rai quanh năm. Bây giờ đồ nghề vẫn còn đấy, nhưng ít ai tự tráng bánh mà chỉ còn những thợ chuyên nghiệp. Tất nhiên trước khi trở thành thợ, những người này đã phải "hy sinh" mấy chục cân gạo để tập cho tay nhuần nhuyễn. Cối xay tay bây giờ được thay thế bằng máy. Thay vào những tấm liếp tre là cả mấy chục chiếc vỉ bằng lưới nhựa căng cứng.
Giáp Tết là thời gian làm bánh tráng cao điểm, đây cũng là dịp bánh tráng được tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên, trong những tháng này thời tiết lại không thuận lợi cho việc phơi bánh. Không lẽ cứ đứng nhìn trời mưa mà đành chịu một cái Tết vô vị vì thiếu bánh tráng? Bánh tráng phải phơi được nắng mới dẻo, gặp trời tù mù là bánh sượng sượng, dở không chi bằng. Vậy là người thợ nghĩ ngay đến chuyện làm lò sấy bánh. Bánh tráng sấy bằng than, bán đắt hơn bánh tráng phơi nắng một chút, nhưng khách hàng vẫn chuộng.
Bánh tráng Đại Lộc nổi tiếng và người Đại Lộc ăn bánh tráng cuốn cũng... Có tiếng. Trước đây, bánh tráng cuốn thường chỉ có mặt vào những ngày giỗ chạp, lễ Tết. Bây giờ thì quanh năm suốt tháng, nhà nào cũng có bánh tráng để sẵn trong nhà. Ăn điểm tâm, ăn nửa buổi, ăn bữa chính.
Ăn mọi lúc, mọi nơi. Khách đến, chiêu đãi bánh tráng cuốn; xa quê lâu ngày, khi về làm ngay bữa bánh tráng cho đỡ nhớ, đỡ thèm. Bánh tráng cuốn với cá hấp, chấm mắm cái thì có vạt rau muống trồng sẵn trong vườn nhà; cuốn với thịt heo lại có buồng chuối chát, luống xà lách, mấy cây rau thơm. Thậm chí nếu không có thịt cá thì bánh tráng cuốn chấm nước mắm vẫn ngon như thường!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)