Bánh tráng Đại Lộc không chỉ là một món ăn mà đã trở thành một thức quà biếu đậm tình của những người con xứ Quảng. Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong mỗi gia đình đều trữ vài xấp bánh tráng Đại Lộc trong nhà để cuốn thịt heo, ăn mì quảng hay đơn giản là nướng lên ăn chơi. nó như là một sản vật đặc trưng của xứ Quảng kiểu như hoa mai trong Nam và hoa Đào ngoài Bắc vậy.
Thực sự hiện nay trên thị trường có nhiều loại bánh tráng, nhưng bánh tráng Đại Lộc vẫn được nhiều người dùng nhất vì sự thơm ngon của nó. Nếu ai đã tường thưởng thước bánh tráng Đại Lộc chắc hẳn sẽ nhớ đến hương vị của nó không lẫn vào đâu được. Nhưng để làm được những chiếc bánh tráng Đại Lộc mỏng, dai, thơm ngon không phải dễ. Nó đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo, công phu và cả tấm chân tình của người làm bánh.
Bước 1: Ngâm gạo
- Người ta thường chọn loại gạo thơm, mềm, dẻo (thường là những loại gạo không gãy và có mùi thơm nức) cho ngâm nước 2 ngày. Sau đó mới đem đi xay.
- Sau khi xay gạo, hòa thêm nước vào làm sao cho nước gạo không quá lỏng và cũng không quá đặc
Bước 2: Lọc nước gạo
- Để cho nước tráng bánh được mịn và trắng đều, người ta phải lọc qua một lượt để loại bỏ những vỏ trấu lấm tấm. Điều này giúp tạo ra sản phẩm có màu đều không bị lổ chỗ vết trấu.
Bước 3: Tráng bánh
- Lúc tráng bánh phải đều tay để bánh có độ dày bằng nhau
- Đậy nắp chờ vài phút cho bánh chín vì bánh được hơ bằng hơi nước sôi nên không lo bị cháy.
- Trải bánh ra phên và đem phơi nắng ngay, nắng càng to bánh càng ngon, nếu trời chẳng may âm u bánh sẽ bị sượng mất hương vị chuẩn của bánh tráng Đại Lộc.
- Sau khi bánh khô, xếp bánh thành từng ràng và luôn ủ kín để bánh giữ hương vị lâu hơn.
- Đậy nắp chờ vài phút cho bánh chín vì bánh được hơ bằng hơi nước sôi nên không lo bị cháy.
- Trải bánh ra phên và đem phơi nắng ngay, nắng càng to bánh càng ngon, nếu trời chẳng may âm u bánh sẽ bị sượng mất hương vị chuẩn của bánh tráng Đại Lộc.
- Sau khi bánh khô, xếp bánh thành từng ràng và luôn ủ kín để bánh giữ hương vị lâu hơn.