Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Nghỉ lễ Quốc Khánh này chơi đâu, ăn gì tại Đà Nẵng?


Dịp nghỉ lễ Quốc Khánh đang đến gần. Các bạn đến Đà Nẵng đừng bỏ lỡ những điểm vui chơi/ăn uống lý tưởng ở đây nhé!

Các điểm thăm quan, vui chơi dịp nghỉ lễ quốc khánh 2/9

- Cáp treo Bà Nà: (Lưu ý: Miễn phí 90 trò chơi tại khu Fantasy Park. Không bao gồm các trò chơi kỹ năng và các trò chơi có thưởng. Người Đà Nẵng: Người lớn mang theo giấy CMND, trẻ em mang theo giấy CMND hoặc giấy khai sinh).

Người lớn và trẻ em cao trên 1m3: 550.000 VNĐ (với người ngoại tỉnh) và 350.000 VNĐ (với người Đà Nẵng)

Trẻ em cao từ 1m – 1m3: 450.000 VNĐ (ngoại tỉnh) và 250.000 VNĐ (Đà Nẵng)

Trẻ em cao dưới 1m: Miễn phí với mọi đối tượng 

- Tham quan hầm rượu tại Bà Nà 50.000 VND/người. Bảo tàng sáp: 100.000 VND; Tàu hỏa leo núi: 70.000 VND.

- Ngũ hành Sơn: 15.000 VND/người, Thang máy 1 chiều: 15.000 VND/người.

ngu-hanh-son-da-nang

- Động Âm phủ: 15.000 VND/người.


Cách thành phố ĐN 10km, về phí Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà được xem như là khu rừng già nguyên sinh trong lòng thành phố trẻ. Với khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú.

Từ đỉnh bàn cờ trên bán đảo, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ thành phố Đà Nẵng cùng với bãi biển Mỹ Khê chạy dài. Thời gian thăm quan bán đảo Sơn Trà thường mất 1 buổi sáng hoặc chiều. Các điểm ghé qua khi tới đây phải kể tới: Chùa Linh Ứng với bức tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 67m, Cây Đa Cổ Thụ với hơn 800 năm tuổi.

Ngoài ra bán đảo Sơn Trà cũng hấp dẫn du khách ưa thích chụp ảnh, bởi đứng từ trên cao bạn có thể view toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, đi dọc đường biển cũng có nhiều bãi tắm tự nhiên, cùng với các khu làng chài, một điểm nhấn đẹp cho các bạn thích chụp ảnh.

- Đèo Hải Vân:

Là 1 thắng cảnh đẹp nằm giữa ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Con đèo Hải Vân chạy uốn lượn ven bờ biển cùng với nhiều đoạn khúc cua tay áo, vượt qua nhưng đoạn đường khó này bạn sẽ tới đỉnh đèo, từ đây có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, xa xa là Cù Lao Chàm. Trên đỉnh núi bạn có thể dừng lại chiêm ngưỡng Ải Nam Quan cùng với nhiều câu chuyện lịch sử gắn với mảnh đất này. Từ Hải Vân nhìn sang phía Huế bạn có thể thấy bãi biển Lăng Cô với bãi cát trắng mịn.

- Trượt thác nước Hòa Phú Thành

Khu du lịch Hòa Phú Thành là một điểm du lịch thể thao mới tại Đà Nẵng. Tới đây bạn sẽ có cơ hội được trượt thác nước bằng xuồng cao su, loại hình thể thao mạo hiểm mới ở Việt Nam. Từ mùa hè 2015 Hòa Phú Thành cũng đưa thêm trò Zipline với đường trượt zipline 2 dây (tăng độ an toàn), hạn chế là đường trượt zipline hơi ngắn 1 chút, chưa tạo cảm giác mạnh.

Với trượt thác nước thì quả là 1 cảm giác mới lạ, pha chút thử thách. Trò này sẽ rất vui nếu bạn đi chơi cùng nhóm đông. Hàng ngày sẽ có 2 ca trượt lúc 10h00 và 14h00, bạn chỉ cần có mặt tại đó vào 2 khoảng thời gian này là có thể đăng ký trượt thác

- Thăm quan 4 cầu đẹp nhất thành phố: Cầu Rồng, cầu sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước

- Biển Mỹ Khê


- Hải sản: Chắc chắn phải ghé Quán Bà Thôi, đường Lê Đình Dương. Khi đến các bạn nhớ ăn cua rang me sốt, món này ngon cực kỳ. Món mực tươi nướng, các quán hải sản dọc bãi biển Mỹ Khê view đẹp, giá thành hơi cao hơn 1 chút, cuối đường Lê Đình Dương có khá nhiều quán lẩu, hải sản bình dân, ban cứ gọi ít mực tươi hấp, ngao hoa nướng mỡ hành và kết luận bằng món Lẩu cá Cu (1 loại cá đặc sản ở Đà Nẵng). Ngoài ra còn khá nhiều quán ở dọc đường Võ Nguyên Giáp, bạn cũng nên ăn thử.

- Bánh cuốn thịt heo Quán Mậu – 315 đường Trưng Nữ Vương

banh-trang-dai-loc-huong-quang

- Mì Quảng bà vị Đường Triệu Nữ Vương ngã tư Triệu Nữ Vương với Lê Đình Dương.

- Mì Quảng Bà Ngân Đường Đống Đa gần ngã 3 Đống Đa Lý Thường Kiệt.

- Cơm gà Đường Hải Phòng gần trường Phan Chu Trinh.

- Cơm niêu đường Nguyễn Thị Minh Khai qua ngã tư Quang Trung Nguyễn Thị Minh Khai

- Súp cua và chả: quán đường Hoàng Văn Thụ, đối diện Trung Tâm văn hóa phường.

- Bánh canh: Nguyễn Chí Thanh hoặc đường Trần Phú đối diện nhà hàng Aspara.

- Bún mắm: quán nằm trên đường Hùynh Thúc Kháng (lưu ý: chỉ bán buổi sáng) hoặc nằm trong kiệt nhỏ lối vào Triệu Nữ Vương (bán cả ngày + bán bánh tráng đập dập).

- Bún thịt nướng, nem lụi : gần siêu thị Bài Thơ hoặc dãy quán ở đường Hoàng Diệu.

- Bún chả cá : đường Lê Hồng Phong.

- Xôi gà thịt trứng: ngã tư Lê Duẩn Ngô Gia Tự (chỉ bán buổi sáng).

- Bánh bèo nậm lọc: đường Trưng Nữ Vương, cạnh trường Diên Hồng cũ, nếu là buổi sáng thì quán nằm đầu đường Nguyễn Chí Thanh (bán bánh bèo chén).

- Ốc hút: đường Lê Duẩn (chỉ bán chiều tối).

- Bánh tráng nướng ướt/ khô (và thịt bò khô): đường Lý Thái Tổ hoặc kiệt nhỏ gần Huỳnh Thúc Kháng.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Món ngon Đà Nẵng buổi sớm


Du khách đến Đà Nẵng ngay từ buối sớm đã có thể được thưởng thức những món ngon bình dân, hòa mình cùng với văn hóa ẩm thực với người dân nơi đây. 


bun-cha-ca

Bún chả cá xứng đáng là món ăn đầu tiên được gọi tên. Buổi sáng bắt đầu với khói tỏa ra từ tô bún chả cá ngon lành mang đến một cảm giác dễ chịu cho thực khách.

Một tô bún đầy đủ gồm bún, măng tươi, ruốc heo, bí đỏ, chả cá,... Đặc điểm của chả cá ở đây là ngọt tự nhiên từ các loại rau củ.

Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được vị chua, ngọt nhẹ của nước dùng. Đây là điều làm nên sự khác biệt của món ăn. Ngoài ra, sự kết hợp hài hòa của các thành phần cũng khiến bát bún được yêu thích hơn. Bạn nên ăn kèm tương ớt, cho vào một tí ruốc, hành chua ngọt và kèm với rau sống thái nhỏ mới là đúng điệu.

Nguyễn Chí Thanh có lẽ là tuyến đường với nhiều quán bún chả cá ngon tại Đà Nẵng


my-quang

Có lẻ, bún chả cá và mỳ quảng là bộ đôi không thể tách rời, thay phiên nhau trong bữa ăn sáng người Đà Nẵng.

Thành phần chính gồm sợi mì, tôm tươi, thịt lợn, đậu phộng và nước dùng. Tùy từng vùng mà tô mì được bổ sung thêm thịt gà hay các loại hải sản. Điểm chung của các loại mì này là phần nước dùng rất ít, không đầy ăm ắp như những món sợi khác.

Quán mì Quảng có mặt ở khắp nơi và bán từ sáng tới tối muộn. Một số địa chỉ có mì Quảng ngon như Trần Bình Trọng, Thành Thái, Hải Phòng, chợ Phước Mỹ... với mức giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng mỗi bát.


banh-my-thit-nuong

Cũng như nhiều nơi khác, bánh mỳ là bữa ăn tiện lợi, nhanh gọn nhất là đối với những người bận rộn. Bánh mì ở Đà Nẵng thuôn dài, có nhiều loại nhân khác nhau như thịt, chả, cá rim, thịt nướng, gần đây còn “mọc” lên một loại nhân phổ biến đó là nhân thịt quay. Bánh mì có giá từ 6.000 đến 10.000 đồng mỗi chiếc. Đây có lẽ là món ăn phù hợp cho mọi tầng lớp từ giá cả cho đến sự tiện lợi.

Ốp la, bò kho

op-la-bo-kho

Cũng ăn với bánh mỳ nhưng món này dễ nuốt hơn bởi có nước chấm và thêm nhiều hương vị. Trứng được rán vừa chín tới và vẫn giữ được màu lòng đào. Đi kèm là thịt bò được thái miếng và nấu cùng với cà rốt. Nước dùng của thịt bò kho ngọt và đậm đà. Xen lẫn là vị thơm béo của trứng, mềm ngọt của cà rốt, vị béo của thịt bò tạo nên vị “lạ” mà ngon của món.

Bên cạnh đó còn có bánh mì ốp la xíu mại. Thịt sau khi được băm nhỏ và nêm gia vị thì vo tròn vừa ăn và đảo nấu khoảng 10 phút. Giá tầm từ 15 nghìn đồng mỗi suất.

Xôi gà, bún măng gà

xoi-ga-da-nang

Khu vực Nguyễn Thị Minh Khai là địa điểm nổi tiếng nhất với món xôi gà, bún măng gà.

Một suất ăn thông thường gồm xôi trắng, thịt gà xé phay, mỡ hành và sa tế. Bạn còn được phục vụ thêm một chén nước dùng. Khi ăn, những hạt xôi nếp dẻo thơm cùng thịt gà béo ngậy quyện đều với nhau tạo hương vị khó quên.

Bún măng gà cũng rất ngọt nước. Xôi gà ở đây có giá dao động từ 10.000 đến 22.000 đồng, khá là hợp lý cho bữa sáng giàu năng lượng.

Đến Đà Nẵng cùng Bánh tráng Đại Lộc Hương Quảng thưởng thức những món ăn hấp dẫn trên để có thể hiểu hơn về một phần ẩm thực của người dân nới đây.





Tìm hiểu về huyện Đại Lộc - Quảng Nam


Bánh tráng Đại Lộc Hương Quảng nổi tiếng đã tạo thành thương hiệu trên thị trường nhưng ít ai biết thiên nhiên ở đây cũng vô cùng kì thú. Cùng Bánh tráng Đại Lộc Hương Quảng tìm hiểu về vùng đất này nhé!

Dai-Loc-Quang-Nam

1. Vị trí địa lí

Đại Lộc nằm ở phía Bắc của Quảng Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang

2. Điều kiện tự nhiên

2.1 Đất đai

Đất đai ở Đại Lộc bao gồm các loại đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng

2.2. Sông ngòi

Sông Vu Gia chảy ngang qua huyện theo hướng Tây – Đông. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh (Nam Quảng Nam-Bắc Kon Tum); phần thượng lưu này được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Ở Quế Sơn, sông đổi sang hướng Tây Nam-Đông Bắc. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, Thu Bồn nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia. Sông đổ ra biển Đông ở cửa Đại. Cách cửa Đại không xa ngoài khơi là Cù Lao Chàm. Trước khi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, sông Hội An.

Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có người gọi hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia. Lưu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có các phụ lưu cấp II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng chính tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204km. Tổng diện tích lưu vực đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180km2. Phần thượng nguồn sông Vu Gia có một phần lưu vực nằm trên đất Kon Tum, thuộc huyện Đắc Glei với tổng diện tích lưu vực đạt 500km2. Tại Ái Nghĩa, sông được gọi với một tên khác là sông Quảng Huế và đổ nước vào sông Thu Bồn. Sông được chia thành 2 chi lưu Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch, sau đó nhập lưu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn, Đà Nẵng.

2.3 Tài nguyên khoáng sản

Lưu vực sông Thu Bồn phần thượng lưu là nơi được cho là có nhiều vàng sa khoáng. Việc khai thác vàng thủ công, khai thác sỏi và cát ở đây đã làm ô nhiễm nước sông và gây xói mòn đất. Trên thượng nguồn sông Thu Bồn có hai công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, đó là Sông Tranh 1 và Sông Tranh 2.

2.4. Tài nguyên sinh vật

Pho-co-Hoi-An

Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều cồn, với hai hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Với tầm quan trọng về đa dạng sinh học và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm quần thể khu đô thị cổ Hội An, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho biết, vùng hạ lưu sông Thu Bồn là nơi có khí hậu, môi trường tốt cho các loại sinh vật nước ngọt, nước mặn và cả sinh vật trên cạn sinh sống, sinh sôi nảy nở và phát triển. Bên sông Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, như thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội An (tả ngạn sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km).

Thanh-dia-My-Son